Bạn còn muốn sống tầm thường đến khi nào nữa đây?

Viết một danh sách những thứ cần chi tiêu. Bất kể khi nào bạn muốn tiêu tiền, đi du lịch, mua quần áo… hãy viết hết vào danh sách ấy. Đến cuối tuần/tháng, check lại và chọn ra chỉ vài thứ cần thiết nhất để chi tiêu. Về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá đấy.

Bạn còn muốn sống tầm thường đến khi nào nữa đây?

Bạn còn muốn sống tầm thường đến khi nào nữa đây?

1. Vứt bỏ tất cả những thứ thừa thãi, hết hạn, không còn khả năng sử dụng và những thứ gợi lại hoặc gây ra những kí ức, suy nghĩ tiêu cực.

2. Hủy theo dõi những người không còn là nguồn cảm hứng và không còn truyền được năng lượng tích cực, vui vẻ đến với bạn.

3. Đừng áp đặt tất cả mọi việc theo ý nghĩ chủ quan của mình mà hãy để nó diễn ra một cách tự nhiên.

4. Hãy tự tạo một danh sách chi tiêu mỗi tuần. Điều này giúp bạn nhận thức và kiểm soát tốt hơn thói quen chi tiêu của mình.

5. Đặt lịch hẹn với bác sĩ mà bạn cảm thấy lo lắng nhất mỗi lần đi khám. Hãy dũng cảm đối mặt với nó.

6. Tải về máy những bài nói, video về những chủ đề truyền cảm hứng hoặc đang được quan tâm để nghe mỗi khi đi xe, chạy bộ…

7. Xóa khỏi điện thoại những số lạ, những tin nhắn rác, những người đã không còn liên lạc hoặc những người mà bạn không muốn liên lạc nữa.

8. Đừng mất công kiểm tra Facebook, Instagram… của những người mà bạn đã từng thân thiết, của người yêu cũ hay bất cứ ai đã từng quan trọng với bạn nhưng giờ thì không. Bởi vì họ vẫn sống tốt khi không có bạn.

9. Uống nhiều nước, đi tập thể dục, ngủ sớm hơn 15 phút mỗi ngày. Dần dần bạn sẽ điều chỉnh được thói quen không tốt và hình thành nếp sống khỏe mạnh hơn.

10. Cố gắng đọc sách nhưng hãy đọc những thứ mà bạn thực sự quan tâm, yêu thích.

11. Nếu bạn cần thời gian riêng cho bản thân mình để suy ngẫm về mọi thứ, vậy thì hãy thực hiện ngay. Việc ở một mình sẽ khiến bạn nhận ra nhiều điều.

12. Nếu bạn muốn bắt đầu lại, tìm kiếm cơ hội ở một thành phố khác nơi bạn đang sinh sống, hãy chuẩn bị thật kĩ, lên kế hoạch đầy đủ và đừng để bản thân chơi vơi bởi chính sự vội vã không cần thiết.

13. Nếu bạn có ý định bỏ việc vì công việc đó làm tổn hại sức khỏe và tinh thần của bạn, thì hãy chuẩn bị sẵn những kế hoạch, phương án B, C… trước khi rời đi, hoặc không thì bạn sẽ phải ra đường ở ngay trong tháng sau.

14. Khi có ai đó vô tình nói ra những lời lẽ không hay hoặc có tính xúc phạm, bạn hãy lịch sự nói với họ rằng điều đó sẽ gây tổn thương và như vậy không đáng được trân trọng. Có thể về sau họ sẽ biết ơn bạn vì chính khoảnh khắc ấy.

15. Tự dọn dẹp, làm đẹp không gian sống của bạn. Tự nấu ăn và thưởng thức thành quả.

16. Làm việc nhà khi bạn thấy vui, tinh thần thoải mái. Đừng làm vì coi đó là trách nhiệm, áp lực.

17. Lên kế hoạch cho một cái gì đó, đó có thể là một chuyến du lịch ngắn ngày, miễn là lên kế hoạch để tận hưởng cảm giác mong chờ.

18. Chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm sau vào tối hôm trước. Điều này sẽ khiến buổi sáng thức dậy không bị vội vàng, dồn dập và gây cảm giác khó chịu.

19. Khi muốn hẹn gặp ai, hãy lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và đặt họ vào trong thời gian biểu của bạn.

20. Hạn chế nói về những thứ bạn ghét, những thứ bạn muốn thay đổi trong quá khứ, mà hãy tập trung vào những gì bạn muốn ở hiện tại, những gì bạn đang làm để đạt được điều đó.

21. Mở tài khoản tiết kiệm, nuôi đều đặn hàng tháng.

22. Tìm đọc những bài viết có nội dung truyền cảm hứng.

23. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, khác biệt của người, sự vật, sự việc khác.

24. Hãy để ý đến những người mà bạn trút giận lên và tưởng tượng nếu ai đó cũng trút giận lên bạn như vậy thì bạn sẽ cảm thấy thế nào.

25. Dành nhiều thời gian hơn cho người thân vì bạn không đơn độc như bạn nghĩ đâu.

26. Khi cảm thấy không thoải mái, hãy tìm hiểu lí do và đối mặt giải quyết vấn đề.

27. Đọc và tìm hiểu những câu chuyện của những người đã từng trải qua vấn đề, tình huống mà bạn đang gặp phải để học hỏi cách mà họ giải quyết.

28. Hẹn hò trong một mối quan hệ không phải là một cuộc chơi khi mà người ta chỉ chiến thắng khi giỏi nhất, đẹp nhất. Trước tiên hãy coi nó như một mối quan hệ bạn bè tốt đẹp mà bạn chỉ có được khi là chính mình.

29. Xây dựng một website cá nhân hoặc một portfolio online.

30. Tìm hiểu cách để kiếm được tiền từ sở thích cá nhân.

31. Tạo một danh sách những việc khiến bạn lo lắng, bồn chồn. Việc làm này sẽ giúp bạn tập trung hơn và không bị làm phiền khi phải suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề ấy. Đến cuối ngày/tuần, hãy check lại danh sách và lên kế hoạch giải quyết từng vấn đề.

32. Mua những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không cần quá đắt đỏ. Điều quan trọng là cách chế biến chúng thành những món ăn ngon và lành mạnh.

33. Đừng chỉ sống vì bản thân mà hãy đứng ra bảo vệ điều tốt, lên án những tệ nạn, sống vì xã hội.

34. Có kế hoạch hành động cụ thể khi bản thân cảm thấy quá áp lực, bất lực, không thể điều khiển được cảm xúc. Bạn có thể đi dạo, nghỉ ngơi, trò chuyện tán gẫu với bạn bè…

35. Thử những món ăn mới, xem những thể loại phim khác, thử nghe một playlist hoàn toàn khác với những gì bạn thường nghe.

36. Hãy khiêm tốn. Đừng tự coi mình là nhất mà hay luôn nhắc nhở bản thân mình đang cố gắng và xứng đáng với những gì mình đạt được.

37. Quản lý năng lượng thay vì quản lý thời gian. Ưu tiên những việc cần làm ngay khi bạn có nhiều năng lượng nhất và những việc có thể làm khi năng lượng ít đi.

38. Ngừng tham gia vào những cuộc tranh luận mà trong đó có người luôn cho mình đúng và không chịu lắng nghe.

39. Ngừng suy nghĩ, tự tranh luận về một vấn đề đã được giải quyết hoặc đã xảy ra từ rất lâu rồi.

40. Đừng ép bản thân phải luôn vui vẻ. Hãy chấp nhận sẽ có lúc những điều khó khăn xảy ra và bạn sẽ có lúc phải buồn, đau đớn. Nhưng đó không phải điều gì quá tiêu cực, mà bạn vẫn đang là chính bạn và đó là những cảm xúc hết sức tự nhiên.

TIN LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN