Lời hứa thứ cân đo sức nặng lời nói của một con người

Cuộc đời mỗi chúng ta có không biết bao nhiêu lời hứa và có phải chăng, chúng ta gần như... phá vỡ hết những lời hứa đó? Đã biết bao lần bạn tự nhủ mình sẽ giảm cân, mình sẽ chăm học, mình sẽ thay đổi, hay hứa với ai đó sẽ làm gì, để rồi chính mình trong tương lai nhìn lại chỉ là cái lắc đầu ngao ngán.

Lời hứa thứ cân đo sức nặng lời nói của một con người

Lời hứa thứ cân đo sức nặng lời nói của một con người

Đừng lo lắng, bạn không hề cô đơn đâu. Tiến sĩ tâm lý học Mellisa Ritter đã tiến hành phân tích sự "thất hứa" của đại đa số chúng ta và quả thực, sự thất hứa là kết quả từ chính bản chất con người.

Khi một ai đó chuẩn bị hứa hẹn, chỉ một phần suy nghĩ và nhận thức người đó được sử dụng để ra lời hứa, và họ chỉ tập trung vào những bước thực hiện có lợi để hoàn thành lời hứa đó, chứ không hề suy tính cặn kẽ những điều gây bất lợi cho họ trên con đường thực hiện lời hứa.

"Anh sẽ yêu em mãi mãi" thời điểm người con trai nói ra câu thề hẹn, trong đầu anh ta là sự chân thành mà anh ta tin là mình sẽ dành tặng cho cô gái, nhưng anh ta đã loại bỏ hết những cảm xúc tức giận, nghi ngờ, sợ hãi mà anh ta có thể trải qua sau này và trong tương lai khi những cảm xúc tiêu cực ấy ập đến, không gì có thể đảm bảo lời hứa khi xưa.

Lời hứa lập ra khi chủ nhân của nó trốn tránh thực tại. Đôi khi một người hoàn toàn hiểu và nắm rõ khả năng của mình, và anh/cô ta lập lời thề, lời hứa trong trạng thái miễn cưỡng, chủ động quên đi thực tại đi ngược với lời hứa kia.

Giống như khi bạn hứa hẹn sẽ hoàn thành một công việc trước hạn bàn giao vậy. Thời điểm bạn ra lời hứa, bạn cảm thấy động lực làm việc to lớn, bạn chắc chắn với quãng thời gian còn lại mình sẽ làm xong. Nhưng tâm trí bạn luôn tồn tại suy nghĩ: mình sẽ không làm xong đâu, với năng lực của mình làm sẽ không tốt đâu, biết ngay là không nên nhận công việc này từ đầu,...

Một phần nhỏ trong tâm trí bạn, ngay từ khi lập lời hứa đã phủ nhận lời hứa đó và đó là nguyên nhân khiến công việc không được hoàn thành đúng kỳ hạn.

Lời hứa giữ nguyên nhưng con người luôn thay đổi. Đi học, đi làm, đi chơi, tiếp xúc với người khác, với nơi khác, theo thời gian sẽ thay đổi suy nghĩ, lối sống và cách nhìn nhận thực tế của người đó. Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông, con người khi trường thành, về già sẽ gần như lột sạch bản thể cũ của mình, đôi khi kèm theo cả lời hứa khi xưa.

Vậy sẽ là đúng nếu chúng ta đừng bao giờ hứa hẹn? Câu trả lời là sai. Chúng ta vật lộn mỗi ngày để tìm bản ngã của mình. Chúng ta luôn tìm cách hiểu mọi người và đặc biệt là hiểu bản thân mình hơn. Chúng ta không thể lúc nào cũng thề thốt, hứa hẹn một cách trọn vẹn, nhưng ai cũng nên cố gắng để trọn vẹn lời hứa, dù khó khăn đến mấy.

Bởi vì càng thực hiện được nhiều lời hứa tức là chúng ta càng trở nên thông minh, sắc sảo hơn trong việc đem toàn bộ suy nghĩ, nhận thức, cân nhắc khó khăn để đưa ra lời hứa. Và trên hết, lời nói của chúng ta sẽ được cân nhắc hơn, được tôn trọng hơn, trở nên có sức nặng trong xã hội.

TIN LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN