Quản lý tài chính cá nhân

Sự nghiệp của bạn sẽ như thế nào nếu bạn không biết cách quản lý tài chính cá nhân ? Nếu bạn không biết quản lý tốt tiền bạn đang có , hiển nhiên bạn sẽ mất nó .

Quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân

Khi đọc tới đây, bạn hãy dừng lại suy nghĩ về điều này

"Khi có tiền trong tay, việc đầu tiên bạn làm sẽ là gì?

Chi tiêu, mua sắm? Tiết kiệm? Đầu tư để tiền đẻ ra tiền? "

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc sẽ quản lý số tiền đó của mình như thế nào chưa ?

ROBERT KIYOSAKI - tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” đã nói

“Bạn kiếm được bao nhiêu không quan trọng, điều quan trọng bạn giữ được bao nhiêu tiền và bạn làm thế nào để bắt tiền làm việc cho mình, cũng như khiến cho tiền đẻ ra tiền”

Thay vì tiêu số tiền mà bạn vừa có được, hãy nghĩ đến việc quản lý nó như thế nào để giữ được tiền, thậm chí là khiến nó có khả năng sinh sôi.

Vậy làm thế nào để quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân một cách hiệu quả?

Sau đây là từng bước để bạn có thể trở nên giàu có mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được

1. Tập trung gia tăng Thu Nhập

Càng nhiều nguồn thu càng tốt.

Thu nhập có 2 loại chính: Thu nhập chủ động và thu nhập thụ động.

Đối với thu nhập chủ động hãy tập trung vào bán hàng, phát triển các kỹ năng phục vụ việc bán hàng chứ đừng tập trung vào lương, lương có thể là nguồn thu ơ giai đoạn đầu khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Đối với thu nhập thụ động: hãy quan tâm đến bất động sản có dòng tiền. Ví du như mua nhà cho thuê. Tích lũy nhiều kiến thức về lĩnh vực này, nhất là các khóa học, lớp học từ những người đã làm thực tế sẽ giúp bạn không mất tiền khi đâu tư.

Do đó quy trình sẻ là: thu nhập chủ động kiếm CASH, sau đó CASH đủ lớn chuyển sang bất động sản dòng tiền.

2. Kiểm soát chi phí: khác với xài tiết kiệm nhé

Dùng app or sổ để ghi những khoản tiền vào ra của bạn. Cuối tháng xem lại, những khoảng nào không cần chi thì loại bỏ ngay, nên những khoảng còn lại là chi đúng và hiển nhiên nó không còn là chi phí nữa mà nó là những khoản đầu tư. Cứ thế dần dần trở thành thói quen về xài tiền: Chính xác kiểm soát chi phí là những khoản bạn chi ra nó là đầu tư chứ không phải là chi phí nữa.

3. Bắt tiền làm việc:

Khi bạn đã có thể kiếm được nhiều tiền và biết cách kiểm soát chi phí, thì bước tiếp theo cần phải bắt đồng tiền vận hành để nó tự sinh sôi nảy nở.

Học cách phân biệt đâu là tài sản, đâu là tiêu sản. Để từ đó những khoản tiền bạn tích lũy được chuyển sang Tài Sản. Và chính những tài sản đó đem tiền về cho bạn.

Và 1 tài sản cực kỳ quan trọng mà ít người nhận ra đó là chính bạn, khối óc, kiến thức của bạn. Hãy đầu tư vào chính bạn nhiều hơn để bạn có thể tư duy sâu sắc hơn tầm nhìn dài hơn, có nhiều giá trị hơn với cộng đồng thì tiền sẽ về nhiều hơn với bạn .

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG?

TIN LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN