Theo nghiên cứu của tiến sĩ Lorretta Breuning, bộ não người luôn có xu hướng tìm đến những suy nghĩ tiêu cực

Bạn có đang tò mò về nghiên cứu của tiến sĩ Lorretta Breuning? Tại sao não bộ chúng ta lại có xu hướng nghĩ về những điều tiêu cực thay vì nghĩ tích cực? Liệu có cách nào giúp chúng ta điều hướng não bộ đến những suy nghĩ tích cực hơn thay vì cứ đâm vào những suy nghĩ tiêu cực?

Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực bằng các suy nghĩ tích cực để cuộc sống mỹ mãn hơn

Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực bằng các suy nghĩ tích cực để cuộc sống mỹ mãn hơn

1. Chất hóa học cortisol sản sinh ra để thúc giục bạn tìm ra nguồn gốc sự đau đớn. Nó thoi thúc cơ thể bạn tập trung vào nguồn cơn đau và khiến bạn mất tập trung vào những điều khác.

2. Tổ tiên loài người hình thành các phản xạ để đề phòng thú dữ ăn thịt, và điều này phần nào đó được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Não bộ chúng ta sẽ đặc biệt để ý và cảnh báo về những sự thất bạị hay nguy cơ khiến ai đó thất vọng, và nó sẽ hình thành phản xạ khiến bạn tự cảm thấy khi nào mình gây thất vọng cho 1 ai đó hay đã thất bại trong 1 việc gì.

3. Não bộ trưởng thành từ đau đớn. Não bộ sẽ ghi nhớ những sự vật, sự việc khiến cho chúng ta cảm thấy đau đớn về thể xác và tinh thần và chỉ tập trung vào việc đề phòng những điều đó xảy ra. Một người bị dị ứng ong sẽ rất khó để tận hưởng 1 rừng hoa đẹp vì anh ta sẽ luôn nhìn ngó xung quanh xem có con ong nào hay không.

4. Tính cạnh tranh trong xã hội. Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta thành công và cảm giác hơn người khác, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy thất bại và thua thiệt hơn so với người khác. Cảm xúc lẫn lộn rất dễ khiến chúng ta trở nên dè dặt, lo lắng và là nguồn cơn của những suy nghĩ tiêu cực.

Bản chất là vậy, song chúng ta có thể làm chủ bộ não và chúng ta hoàn toàn có thể điều hướng nó tránh xa khỏi những suy nghĩ tiêu cực bằng phương pháp sau: 

1. Tạo dựng sự tích cực mỗi ngày: hãy dành 1 phút mỗi ngày, nhìn xung quanh để tìm kiếm 1 điều gì đó tích cực. Tiếng chim hót, cây đâm chồi, người đi đường chào nhau... những việc rất nhỏ nhưng theo thời gian khiến chúng ta bớt căng thẳng hơn.

2. Tạo dựng những phản hồi tích cực: dành những lời cảm ơn đến đồng nghiệp, sếp; hay chỉ đơn giản là 1 câu chúc sức khỏe đến những người thầy, người thân qua tin nhắn hay mạng xã hội, cũng đủ đế nâng cao suy nghĩ tích cực.

3. Học cách rẽ suy nghĩ sang hướng tích cực: Tiến sĩ Breuning nêu ra 1 ví dụ về “phân chó”: 99% người dắt chó đi dạo đều dọn theo phân chó, chỉ có 1% quên. Trời tối bạn không may dẫm phải phân, thay vì mắng nhiếc chửi rủa 1% quên kia thì hãy nhớ rằng 99% đã dọn để bạn ra đường không phải lo lúc nào cũng dẫm phải phân chó.

4. Tự làm điều tốt, tích cực sẽ đến: chỉ đơn giản làm việc tốt, dù không nhận được gì thì bộ não chúng ta cũng đã “tự thưởng” cho mình những suy nghĩ tích cực rồi.

5. Quan tâm chăm sóc bản thân: nghiên cứu của trường đại học John Hopkin và Kansas chỉ ra việc ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên góp phần cải thiện suy nghĩ của bạn. Một người “đối xử” với thân thể mình tốt, sẽ tiếp nhận nhiều điều tích cực hơn trong cuộc sống.

TIN LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN